1. Cấu tạo lớp thân vỏ của du thuyền

Cấu trúc chính của thân vỏ được chia làm hai phần chính: Thân tàu (Hull) và cấu trúc thượng tầng (Superstructure). Hai phần cấu trúc này được kết liền với nhau tạo nên một tổng thể chiếc du thuyền.

Trong ngành công nghiệp đóng thuyền, đối với du thuyền thương mại, lớp thân vỏ thường được làm từ vật liệu sợi thủy tinh gia cường như GRP (Glass Reinforced Plastic) với lớp gelcoat như một lớp áo bao phủ phần sợi.

vo thuyen hu hai

Một vỏ thuyền bị hư hỏng nặng, lộ luôn phần cấu trúc sợi thủy tinh (GRP-Glass Reinforced Plastic) bên dưới lớp gelcoat

2. Bảo dưỡng lớp gelcoat (bề mặt thân vỏ)

Nếu phần vỏ du thuyền không bị hư hại đến lớp sợi. Chúng ta chỉ cần bảo dưỡng định kỳ lớp bề mặt gelcoat của chiếc thuyền. Công việc bảo dưỡng này sẽ được chia thành 2 phần chính:

  • Phần vỏ thuyền phía trên mặt nước

Là khu vực chịu tác động trực tiếp tác động môi trường như ánh nắng, mưa, bụi bẩn và kể cả tác động từ việc vệ sinh tàu không đúng cách. Dẫn đến việc xuống cấp nhanh chóng của bề mặt du thuyền, khiến bề mặt thân sẽ có những vết bẩn cứng đầu và khó vệ sinh theo cách thông thường, thân tàu lâu dần sẽ ngả vàng và “mờ” đi theo đúng nghĩa đen.

Chăm sóc bề mặt thân vỏ thường xuyên thông qua việc kiểm tra, bảo dưỡng, và đánh bóng định kỳ. Việc này nên được thực hiện trong khoảng thời gian 6 tháng giúp mang lại cho chủ tàu những lợi ích sau:

– Luôn giữ thuyền trong tình trạng hoàn hảo cho những chuyến đi chơi.

– Bảo vệ bề mặt gelcoat thường xuyên tránh hư hỏng, rạn nứt, hạn chế bị bám bẩn giúp giảm việc biến đổi màu sắc (bị ngả vàng).

– Xử lý kịp thời các hư hỏng gelcoat như phồng rộp, tách lớp

clean hull  clean hull

  • Phần vỏ thuyền bên dưới mặt nước

Đây là phần diện tích tiếp xúc trực tiếp với môi trường nước ở điều kiện hầu hết vòng đời sản phẩm. Tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường nước chúng ta sẽ có phương án cho thời gian kiểm tra định kỳ để làm sạch bề mặt bám các loại ký sinh như hà, rong rêu… Hầu hết chúng ta luôn tiến hành sơn lớp bảo vệ bên dưới thân thuyền được gọi là lớp sơn chống bám bẩn (antifouling).

– Đối với vùng nước sông: nên tiến hành vệ sinh này đều đặn từ 1-2 tháng/ lần. Dụng cụ sử dụng cho việc này chỉ bao gồm các tấm cước mềm. Do độ bám bẩn ở các môi trường này không cao nên chỉ cần thực hiện với cường độ nhẹ.

– Đối với vùng nước biển: Việc kiểm tra và cạo sạch hà bán trên thân dưới nên thực hiện đều đặn hàng tháng bằng việc lặn và vệ sinh. Lưu ý trong việc sử dụng các dụng cụ cạo để không làm trầy xước phần sơn dẫn đến hư hỏng sâu vào phần thân vỏ.

    clean hull

Có thể kết hợp việc  bảo trì chuyên sâu, bảo dưỡng định kỳ khi thuyền lên đà đăng kiểm hàng năm để việc kiểm tra, chăm sóc được kĩ càng hơn.

len da

Tại Vietyacht Plus , chúng tôi cung cấp dịch vụ chăm sóc du thuyền trọn gói, cam kết mang đến sự thuận tiện thoải mái nhất cho Quý khách hàng:

Quản lý hạng mục kỹ thuật các mẫu du thuyền

Bảo trì thân vỏ – sơn chống hà định kì

Bảo dưỡng máy chính, máy phát điện

Nghiệm thu vận hành du thuyền

Thi công thiết kế bến du thuyền tiêu chuẩn Châu Âu

Lắp đặt, nâng cấp, nghiệm thu các thiết bị hàng hải

Cung cấp dịch vụ lên đà, đánh bóng gỗ teak

Dịch vụ vận hanh khai thác du thuyền trọn gói

Cung cấp thuyền viên và các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng

VIETYACHT PLUS

Website: https://vietyachtplus.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/VietyachtPlus

Hotline: (+84) 93 271 5858